Tại sao những người chơi mới lại thường hay “sờ-mờ-lờ” khi tham gia cuộc chơi tài chính và quản lý vốn là làm gì? Tại sao phải quản lý vốn? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Quản lý vốn để làm gì?
Cốt lõi của quản lý vốn chính là để cân bằng TÂM SINH LÝ của bản thân. Nghĩa là chiến lược chia vốn và luân chuyển vốn sao cho trong các tình huống thua lỗ tạm thời thì tâm lý mình không bị mất phương hướng và dao động mạnh. Hãy chú ý đặc biệt vào 2 từ CHIA VỐN và LUÂN CHUYỂN VỐN.
Cái bí quyết hay cách mà mình quản lý vốn là LÀM SAO XỬ LÝ CÁC KHOẢN LỖ. Ở đây chúng ta không bàn tới trường hợp lãi vì khi có lãi thì phải bàn tới kế hoạch đầu tư tiếp theo.
Dưới đây là 1 số lưu ý quan trọng trong quản lý vốn:
Tinh Chỉnh Danh Mục
Danh Mục phải cực gọn nhẹ để bản thân có khả năng FOCUS & FOLLOW vào các dự án đang nắm giữ. Không dàn trải gây suy yếu nguồn lực hữu hạn của bản thân (tiền bạc, thời gian, chất xám), không vướng vào hiệu ứng “cỏ bên kia đồi xanh hơn”.
Theo quan điểm của mình 1 danh mục tối ưu sẽ bao gồm 2 long-term project, tối đa 3 mid or short-term project và đặc biệt quan trọng là 1 phần vốn dự phòng USDT tương đương với ½ tổng khối lượng của mid or short-term project. Ví dụ, nếu tổng volume của 3 mid or short-term project là 3000$ thì số USDT dự phòng tối thiểu là 1500$.
Entry – Vị Thế khi xuống tiền
Điều quan trọng nhất khi xuống tiền là ENTRY, điều quan trọng tiếp theo cũng chính là ENTRY. Tìm ra và có khả năng đánh giá một dự án có tiềm năng hay không đó là vấn đề CHUYÊN MÔN, không phải vấn đề của ĐẦU TƯ. Đầu tư là vấn đề về entry, cách thức giải ngân vốn vào dự án và chiến lược thoái vốn (chốt lời).
Entry tốt thường là thời điểm nằm ở đầu chu kỳ tăng mới của một coin và phải trùng với chu kỳ tăng mới của tổng thể market.
TƯ DUY VỀ USDT DỰ PHÒNG
USDT được xem là một đám stable coin gần như không sinh lãi, chính vì tư duy này nên nhiều người đứng ngồi không yên và luôn tìm cách vào hết vốn của mình cho bằng được. SAI LẦM LỚN. USDT phải được xem là vốn hold có tỉ lệ sinh lãi thành công cao nhất. Tưởng là Stable coin, nhưng nó là stable nhất về lợi nhuận. Ví dụ, cầm 1500$ cả tháng vẫn không có đồng lãi nào, nhưng chỉ cần thị trường sập mạnh một phát, cầm 1500$ đó vào vớt đáy canh hồi của những con chắc kèo như BNB hay LINK thì tỉ lệ có lãi cực lớn (không bắt coin cỏ). Vậy 1500$ đó không còn là stable coin nữa, đó chính xác là một khoản đầu tư về thời gian chờ đợi biến cố của thị trường. Chú ý cho kỹ, khoảng USDT này không phải để dành DCA cho bất kỳ kèo nào nhé. Trong khi market sập, các dự án đang nắm bỗng nhiên đổ máu mà vẫn có thể còn lực vốn để ăn 20% – 30%, thì TÂM SINH LÝ một lần nữa được ổn định. Tóm lại USDT DỰ PHÒNG chính là 1 TUYỆT CHIÊU CUỐI vô cùng lợi hại đó.
TRUNG BÌNH GIÁ TRONG CHIA VỐN (DCA)
Một kèo nếu mình có ý định vào tổng volume là 1000$ thì thường mình sẽ là:
- Lệnh đầu tiên tầm 300$
- Lệnh DCA kế tiếp 300$ khi giá giảm 30%
- Lệnh DCA cuối cùng 400$ khi giá giảm 50%.
Nếu trung bình giá đó mà vẫn còn giảm tiếp 20% thì xin phép chịu thua kèo đó. SAI LẦM là nhiều người hoạch định 1000$ cho 1 kèo rồi mà còn tính thêm một khoản DCA riêng không xác định cho kèo đó nữa, thì như vậy là làm một việc không có giới hạn rõ ràng trong khi tiền thì có giới hạn.
*** Chú ý, nên phân biệt vốn USDT để DCA 1 kèo nó khác và tách biệt với phần vốn USDT dự phòng đã nhắc ở bên trên nhé. Cách xử lý khi rơi vào thua lỗ 1 kèo là phần USDT còn lại sau khi cắt lỗ này sẽ được luân chuyển vào 1 trong 2 chỗ sau:
- Thứ nhất là gộp vào phần USDT dự phòng KIÊN NHẪN chờ cơ hội thị trường dump sâu thì vào hốt đáy, bắt hồi các kèo cứng cựa để phục thù kèo đã lõm.
- Thứ hai là dùng để gia tăng lượng coin hold long term mà mình xác định đầu tư giá trị vào nó ở các vùng giá tốt. Còn cách chọn dự án hold long-term nó là một chủ đề khác.
KẾT LUẬN: Khi lỗ mà không biết làm gì thường no hope lắm, còn lãi thì thôi không có gì phải bàn nữa. Mà muốn làm điều đó thì 1 điểm chí mạng là Portfolio phải SIÊU TINH GỌN. Tốt nhất không nắm quá 5 con + 1 phần stable until (USDT dự phòng). Việc nắm quá nhiều dự án cùng lúc sẽ khiến chúng ta gặp rắc rối cực to. Nên mình thường tìm lý do để cố gắng ít hoặc từ chối không vào kèo thường xuyên để không làm phình to danh mục, nếu thấy dự án nào quá hay và ngon thì tái cấu trúc vốn, luân chuyển linh hoạt giữa các dự án chứ không nên mở rộng. Còn 1 khi danh mục đã fit thì ít ngó nghiêng. Dĩ nhiên phải có sự linh động đừng cố chấp quá kiểu hold to die.