Quản Lý Vốn Cá Nhân (P2)

Dân ngoại đạo thì nghĩ đầu tư chỉ đơn giản là những con số, nhưng thực tế, đầu tư còn là cuộc chiến về tâm lý. Trong bài này chúng ta sẽ nói tới các vấn đề về tâm lý có ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư.

Trong bài Quản Lý Vốn Cá Nhân (P.1), mình đã giải thích về ý nghĩa của Quản Lý Vốn và tầm quan trọng của khoản USDT dự phòng. Nên trong bài này mình sẽ chia sẽ với mọi người về cách thức vào lệnh để giữ vững tâm lý khi entry. Nó không có gì mới về kỹ năng thực hiện nhưng mình sẽ chỉ ra góc nhìn mới để kích thích tư duy của mọi người nhằm tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trong suy nghĩ, từ đó sẽ giúp cho tâm lý của chúng ta vững vàng hơn.  

Trước tiên, khi vào lệnh dù là hold trung hạn hay trade ngắn hạn thì để giảm thiểu rủi ro chúng ta phải luôn đang đánh đúng với XU HƯỚNG (TREND), bởi vì nếu đúng xu hướng và chỉ cần giá vẫn chạy trong xu hướng thì lực của xu hướng sẽ mạnh hơn, điều này giúp cho những lệnh vào không đúng entry của chúng ta ít nhất có cơ hội về bờ. Dĩ nhiên tuyệt đối tuân thủ kỷ luật cắt lỗ khi GIÁ ĐÓNG NẾN không còn nằm trong xu hướng nữa, nhất là ở các khung lớn như H4 và D1.  

Tiếp theo, việc vào lệnh đúng xu hướng sẽ giúp cho các lệnh trung bình giá (DCA) của chúng ta sẽ  CÓ GIÁ TRỊ MẠNH hơn. Xem lại quy tắc phân bổ vốn cho một lệnh trade đã được mình chia sẽ trong bài Quản Lý Vốn – P.1, bạn sẽ thấy nếu vào 1 lệnh có tổng vol to (gồm nhiều vol nhỏ vs nhiều entry cách nhau các khoảng giá đáng kể) và entry đầu tiên không đúng sẽ ăn đậm hơn là entry đúng ngay từ đầu.    

Tư duy ở đây là làm sao entry sai ở lệnh đầu tiên mà tỉ lệ vol ăn to hơn là entry đúng từ đầu mà tỉ lệ vol ăn thấp. Như vậy là tư duy ngược hướng bình thường nhưng nó là tư duy đúng. Bình tĩnh giữ được tư tưởng này thì tâm lý còn mong vào sai entry ngay lệnh đầu tiên nữa, thoải mái giải tỏa dc tâm lý sợ sệt khi vào lệnh. Tuy nhiên ở hướng ngược lại đi vol nhỏ mà vào đúng entry ngay từ đầu tâm lý cũng rất vui vẻ thoải mái. 

Mình sẽ lấy ví dụ về 1 lệnh future mình, từ đó mọi người tự suy ra tương tự vs các lệnh trade exchange (spot) và lệnh hold trung hạn nhé.

Giả sử mình dự tính max vol cho 1 lệnh future Long là 200$ thì trước tiên mình sẽ xem xu hướng lớn của 1 đồng coin từ H1, H4 đến D1 có phải đang là trong trend tăng hay không, xác định các điểm giá ở vùng support nằm trong xu hướng đó. Sau đó mình sẽ tìm entry để vào lệnh đầu tiên với vol 50$. Nếu lệnh này vào đúng vùng entry (không biến động âm quá 10%) thì mình vẫn giữ lệnh và không DCA thêm lệnh, dĩ nhiên với lệnh này mình chỉ chốt lời dc với vol 50$ không nhiều, nhưng có ăn và vui vẻ. Tuy nhiên trong trường hợp -30% và giá tụt về gần vùng support (có thể điểm giá ngay vùng support đó sẽ làm lệnh của mình -40%) thì mình sẽ đặt 1 lệnh DCA 50$ ngay điểm giá thuộc vùng này, nâng tổng vol của lệnh hiện tại lên 100$ và chỉ cần từ vùng support này hồi lại vùng entry đầu tiên thì mình đã có lãi, hồi hơn thì mình lãi nhiều hơn với vol to hơn, tâm lý cũng thoải mái vô cùng. Và lệnh thứ 3 hay thứ 4 cũng như vậy.  

Tóm lại, kỷ luật trong chia vốn và vào lệnh, kỷ luật trong việc đánh đúng xu hướng, nếu giá phá vỡ và ĐÓNG ngoài xu hướng phải tuyệt đối cắt lỗ, chờ entry tốt hơn. Nếu các bạn làm được điều trên vs tư duy như mình đã chia sẽ thì việc vào lệnh nó sẽ giảm áp lực về đúng sai rất nhiều. Chỉ cần vẫn trong đúng xu hướng, việc vào lệnh đúng ngay lần đầu cũng tốt, mà vào sai ở lệnh đầu tiên có khi còn tốt hơn, vì đó là cơ hội để bạn có lãi nhiều hơn với vol to hơn. Quan trọng nhất là tư duy, góc nhìn và các phương án khi vào lệnh để giúp tâm lý của chúng ta ổn định thì chúng ta đã tìm ra được kim chỉ nam trong thị trường này cho riêng bản thân mình rồi.

1 những suy nghĩ trên “Quản Lý Vốn Cá Nhân (P2)

Trả lời