Nối tiếp phần 2, trong phần 3 này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu chi tiết hơn đến các yếu tố chuyên sâu ảnh hưởng tới token incentives (động lực khuyến khích sử dụng của token) trong mô hình tokenomics của một token nói chung và token Layer 1, token Layer 2 nói riêng. Bên cạnh đó chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng hơn đến cách mà yếu tố phân phối token (token distribution) và tốc lực giao dịch (velocity) ảnh hưởng lên token incetives và tokenomics của một token.
Token Workflow or Token Flow – Luồng Công Việc Của Token hay Dòng Luân Chuyển Của Token Trong Phạm Vi Hệ Sinh Thái Của Chúng.
Có nhiều yếu tố để cấu tạo thành thiết kế tổng thể cho các hoạt động của token trong phạm vi hệ sinh thái của chúng. Một dự án làm thế nào để xây dựng được một hệ sinh thái bền vững và ổn định xoay quanh token của mình? Các token đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái như thế nào? Làm thế nào để mỗi thành viên của mạng lưới được khuyến khích tối ưu khả năng sử dụng của họ trong hệ thống?
Có 3 bước cơ bản cần thiết để xây dựng nên một hệ thống token workflow hiệu quả.
- Bước 1: Xác định được các bên tham gia của mạng lưới. Ví dụ như, miners, người dùng, nhà cung cấp ứng dụng (sản phầm/dịch vụ), nền tảng blockchain .v.v.
- Bước 2: Hiểu được và có cái nhìn tổng quan về các tương tác giữa các bên tham gia trong mạng lưới. Ví dụ như, voting, staking, mining, mua, cho thuê, xác nhận giao dịch, trả thưởng, trả phí .v.v.
- Bước 3: Chỉ ra được dòng công việc của token (token workflow) giữa các bên tham gia.
Về cơ bản, mô hình thiết kế của một token mô tả các luồng công việc của token (token workflow) có thể có giữa các bên tham gia khác nhau trong hệ thống và tốc lực giao dịch (velocity) tiềm năng của token workflow. Những tính năng tiện ích của token cho mỗi bên tham gia trong hệ thống giúp ước lượng được thời gian họ sẽ nắm giữ token đó hoặc chuyển nó cho những người tham gia khác trong hệ sinh thái hoặc đem bán đồng token đó ra trên sàn giao dịch. Một khi chúng ta xác định được mô hình token workflow hoàn chỉnh, thì chúng ta có thể xác định các “điểm chết” tiềm tàng trong mô hình thiết kế của token đó.
Token workflow trong Layer 1
Các loại token của Layer 1 thúc đẩy mô hình tokenomics của mình bằng 2 cách thức cơ bản là:
- Incentivizing Participants (phần thưởng khuyến khích cho người tham gia) là các token reward được trả cho những người tham gia vào công việc vận hành hệ thống và xác nhận giao dịch cho mạng lưới thông qua thuật toán đồng thuận của blockchain nền tảng đó.
- Developing on Platform (phát triển các giải pháp và ứng dụng trên nền tảng) là chiến lược hỗ trợ và thu hút các nhà lập trình sử dụng nền tảng blockchain của mình để xây dựng nên các giải pháp và ứng dụng có giá trị hữu ích trong thực tiễn.
Theo định luật của Bob Metcalfe, người sáng lập ra mạng Ethernet, thì hiệu ứng của một mạng kết nối tỉ lệ thuận với bình phương số người dùng được kết nối của hệ thống (n^2). Hay nói đơn giản một mạng lưới càng có nhiều người kết nối tới thì nó càng có giá trị hơn, và chúng sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân bởi vì một người dùng sẽ thu hút thêm những người dùng mới từ vòng tròn mối quan hệ trong xã hội của họ.
Thông thường một thiết kế token workflow của Layer 1 bao gồm 2 cách thức cơ bản để khuyến khích sự lưu chuyển của token trong hệ thống (thúc đẩy việc sử dụng token nhằm tạo ra giá trị nội tại cho chúng) là:
- Incorporating a gas cost (kết hợp một phí gas): trong các nền tảng hợp đồng thông minh như Ethereum có sử dụng một chi phí gas đính kèm với từng điều khoản chỉ dẫn trong hợp đồng. Trước khi được triển khai, nhà lập trình gắn một chi phí gas vào hợp đồng, ngay khi phí gas được sử dụng hết thì hợp đồng lập tức tự động dừng thực thi. Người dùng của hợp đồng thông minh thanh toán chi phí gas này bằng đồng Ether (ETH)
- Staking là một phương pháp kết hợp với phương pháp sử dụng kết hợp một phí gas, do phương pháp sử dụng kết hợp một phí gas có khả năng làm cho lượng cung của token bị tăng vọt. Như trong nền tảng của EOS, các nhà lập trình chỉ cần đặt cược (staking) một lượng token của họ và nhận về một lượng tài nguyên tương đương để triển khai các tương tác của họ với nền tảng. Trong dài hạn, phương pháp staking có chi phí rẻ hơn đối với các nhà lập trình so với phương pháp sử dụng một khí gas.
Mục tiêu thiết kế mô hình tokenomics của ứng dụng Layer 2
Làm thế nào để một token có được giá trị của nó? Giá trị token được tạo ra bởi 2 phần:
- Giá trị nội tại (intrinsic value) là giá trị mà token có được từ độ tin cậy và tính tiện ích của nó.
- Giá trị đầu cơ (speculative value) là giá trị mà token có được từ các nhà giao dịch đầu cơ, những người có kỳ vọng vào giá của chúng sẽ giao động trong tương lai gần.
Nên nhớ rằng nhà đầu cơ (speculative investor) là một phần có giá trị của bất kỳ hệ sinh thái token nào. Nhưng sẽ thật rủi ro nếu giá trị của một token được định giá hoàn toàn dựa vào giá trị đầu cơ của nó. Để duy trì sự phát triển bền vững thật sự của dự án, một token cần phải phụ thuộc rất nhiều vào giá trị nội tại của nó. Giá trị nội tại được tạo ra bởi những ý tưởng cốt lõi của dự án và giá trị nội tại chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị của token. Có 3 biến số chính để xác định giá trị nội tại của một token là:
- Role (vai trò)
- Features (chức năng)
- Purpose (mục đích)
- Quyền (Right): bằng cách sở hữu một token cụ thể, người sở hữu có được một số quyền nhất định trong hệ sinh thái. Ví dụ, nếu bạn sở hữu các đồng token DAO, bạn có thể có quyền biểu quyết trong DAO để quyết định dự án nào nhận được tài trợ và dự án nào không.
- Trao đổi giá trị (Value Exchange): các token tạo ra một hệ thống kinh tế nội bộ trong phạm vi giới hạn của chính dự án. Điều này giúp người mua và người bán giao dịch trao đổi giá trị trong hệ sinh thái đó. Việc tạo và duy trì các nền kinh tế nội bộ và các giao dịch cá nhân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của token.
- Phí (Toll): token cũng có thể hoạt động như một cổng thu phí để bạn sử dụng các chức năng nhất định của một hệ thống.
- Tính năng (Function): token cũng có thể cho phép người sở hữu làm phong phú trải nghiệm người dùng bên trong phạm vi môi trường của hệ thống. Ví dụ, trong trình duyệt web Brave, người nắm giữ đồng token BAT sẽ có quyền làm phong phú trải nghiệm của khách hàng bằng cách sử dụng token của họ để thêm quảng cáo hoặc các chăm sóc khách hàng khác dựa trên các dịch vụ mà nền tảng Brave cung cấp.
- Đơn vị tiền tệ (Currency): token có thể được sử dụng như một kho lưu trữ giá trị (a store of value) có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch cả bên trong và bên ngoài hệ sinh thái tùy ý.
- Thu nhập (Earning): giúp phân phối công bằng lợi nhuận hoặc lợi ích tài chính liên quan khác giữa các nhà đầu tư trong một dự án cụ thể.
Một token có mô hình thiết kế phải đáp ứng nhiều hơn một trong các thuộc tính này để trở nên có giá trị hơn. Càng nhiều thuộc tính mà token có thể có, thì định giá của nó sẽ càng có giá trị.
Phân Phối Token & Tốc Lực Giao Dịch (Token Distribution & Velocity)
Phân phối token (token distribution)
Một mô hình phi tập trung thành công cần phải có sự phân phối rộng rãi của token trong hệ sinh thái. Hiện nay rất nhiều dự án blockchain ưa thích sử dụng phương pháp staking (cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake) nhằm hạn chế nguồn cung token của mình ra thị trường, mặc dù phương án này sẽ cắt giảm bớt tốc lực trao đổi (velocity) của token, tuy nhiên nó sẽ làm thu hẹp lại năng lực phân phối rộng rãi của token trong hệ sinh thái, làm cho token mang tính tập trung cao hơn vào tay một số ít nhóm người dùng.
Hiện nay có 2 cách thức phổ biến để phân phối token của một dự án đến tay người dùng là thông qua các đợt mở bán token ra công chúng (ICO/IEO/IDO) và Airdrop (một hình thức cho tặng token), tuy nhiên những cách làm đã nhanh chóng bị chứng minh là thất bại trong nỗ lực phân phối rộng rãi token đến người dùng, chỉ có một số nhỏ những nhà đầu tư được tham gia vào các đợt mở bán token ra công chúng và ngay sau đó nhanh chóng bán các token ra để thu về lợi nhuận cho mình, tương tự như vậy là những người dùng nhận được các token airdrop vì đối với họ token airdrop là một loại tiền miễn phí chứ không phải một tài sản đáng để nắm giữ lâu dài.
Tuy nhiên có một phương pháp tối ưu hơn để giúp cho token của một dự án được phân phối rộng rãi, không bị kiểm duyệt, không cần có sự cho phép (permissionless), phi tập trung hóa, toàn cầu mà ít phổ biến và ít quen thuộc đối với người dùng là Merkel Mining. Một ý tưởng phân phối token được khởi động bởi dự án Livepeer (một dự án với ý tưởng thực hiện mã hóa video phân tán – distributed video encoding) vào tháng 5 năm 2018. Về cơ bản cách thức mà Livepeer áp dụng để phân phối token của mình tới cộng đồng người dùng là mô phỏng lại phương pháp khai thác Proof-of-Work bên trên (top) nền tảng blockchain Ethereum.
Kể từ một *block height nào đó, đội ngũ của Livepeer đã thực hiện một snapshot (chụp lại nhanh) các block của chuỗi blockchain Ethereum. Mọi tài khoản có nhiều hơn 0,1 ETH đều có quyền yêu cầu nhận được 2,44 token LPT cho mỗi tài khoản. Chủ tài khoản Ethereum chỉ cần gửi một giao dịch duy nhất cho chuỗi và thanh toán lượng gas cần thiết. Chủ tài khoản Ethereum có 86 ngày để yêu cầu nhận được token LPT của họ. Sau khi kết thúc 3 tháng, tất cả các token LPT không được yêu cầu (claim) sau đó được gộp lại với nhau và sẵn sàng cho bất kỳ ai giao dịch với mỏ Merkle Livepeer ( Livepeer Merle mine). Swo 68 này khai thác Merkel, mỏ Merkel Livepeer đã kết thúc vào ngày 2 tháng 10 năm 2018 với 2048 ETH được chi trả bởi các người dùng tham gia vào khai thác Merkel (Merkel Mining miners), số ETH này được thanh toán dưới dạng phí gas cho các thợ mỏ khai thác của mạng blockchain ETH (những người vận hành các node ETH để xác minh ra các block giao dịch mới cho mạng blockchain ETH bằng cơ chế đồng thuận Poof-of-Work).
*Block height có thể hiểu là số thứ tự của một block trong blockchain. Khối khởi thủy (genesis block) được sinh ra đầu tiên và được đánh số thứ tự là 0 nên có block height là 0. Block height là con số được quy định bởi block explorer (chương trình quản lý mạng blockchain dùng để xem thông tin của các block của blockchain).
Merkle Mining (khai thác Merkel) tương tự như khai thác theo thuật toán Proof-of-Work, nhưng thay vì thử sai liên tục để tìm ra một số Nonce phù hợp nhằm có được một giá trị băm (hash) dưới ngưỡng nào đó (target hash) do hệ thống đặt ra trong cơ chế Proof-of-Work, thì Merkle Mining yêu cầu các công cụ khai thác Merkle tạo ra các bằng chứng Merkle (Merkel proofs) chứng minh rằng một địa chỉ Ethereum cụ thể có trong tài khoản có ít nhất X ETH ở một vài block height để nhận về một số lượng token nhất định của dự án. Đội ngũ sáng lập của Livepeer đã cung cấp một thư viện mã nguồn mở giúp mọi người dễ dàng đưa ra các bằng chứng này. Cách thức tính toán cho mỗi bằng chứng Merkle là phương pháp có công thức được định sẵn và có thể được tính toán trước thời hạn, không phải là những tính toán chuyên sâu (liên quan đến khai thác PoW). Merkle Mining buộc các người dùng sử dụng phương pháp này phải chịu chi phí bằng ETH vì họ phải trả chi phí gas trên mạng blockchain Ethereum để lưu trữ các bằng chứng (proofs). Ưu điểm của phương pháp này là:
- Không có một ràng buộc về những quy định của ICO.
- Nó không cần có sự cho phép, toàn cầu, và có thể dễ dàng được thực hiện ở bất cứ đâu.
- Không cần phần cứng đặc biệt như PoW hoặc một lượng vốn ban đầu khổng lồ như PoS.
Chi tiết về Merkel Mining của Livepeer tại đây – http://tinyurl.com/Merkel-Mining-of-Livepeer
Tốc lực giao dịch (velocity)
Chúng ta đã biết tầm quan trọng của việc tạo ra các luồng công việc của token (token workflow) và thiết lập một mạng lưới phân phối token rộng rãi. Một mô hình tokenomics đa lớp và mạnh mẽ cần phải giải quyết được các khía cạnh khác nhau của sự cân bằng trong hệ sinh thái. Một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến vấn đề này là tốc lực giao dịch của token (velocity).
Hiện nay, hầu hết các dự án đều tập trung vào phần bên trái, nơi có rất đông những nhà đầu cơ và nhà đầu tư. Một số dự án chỉ phát hành token và tiến hành các sự kiện truyền thông để thao túng giá của token, vì vậy phần lớn các token đang tồn tại một cách trôi nổi trên thị trường, đa số chúng không có giá trị và kết nối với bất cứ trường hợp sử dụng thực tế nào. Khi một số tin tức xấu xảy đến, những nhà đầu cơ sẽ chỉ bán tháo ồ ạt lượng token của mình để thoát thân khỏi thị trường, và đó là lý do tại sao thị trường tiền mã hóa lại đang có biến động mạnh mẽ đến như vậy.
Về cơ bản, các sàn giao dịch là một nơi tuyệt vời để khám phá giá trị của token, được thể hiện qua giá cả và cung cấp thanh khoản cho người dùng, điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, nhưng chúng ta không thể bỏ lỡ phần bên phải của biểu đồ ở trên, những token này có ý nghĩa thực sự trong hoạt động kinh doanh và sẽ giúp cung cấp giá trị cho người dùng các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp thông qua các ứng dụng phi tập trung (DApp). Một khi token tạo ra được giá trị thực, nó sẽ hỗ trợ giá cả trong giao dịch trao đổi, điều này sẽ thúc đẩy lưu thông giá trị dương cho token.
Trước hết chúng ta cần lưu ý phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa khái niệm mức độ sử dụng của token trong hệ sinh thái mà nó có hiệu lực (điều này tạo ra giá trị nội tại cho token) và tốc lực giao dịch của token trên các sàn giao dịch (điều này tạo ra sự biến động giá cả nhất thời của token trong một khoảng thời gian). Nếu tốc lực giao dịch (velocity) của token thấp (chậm) sẽ làm cho lực cầu của token luôn cao hơn lực cung của token. Phần lớn các loại token đang tồn tại trong thị trường là loại token có tính chất sử dụng như một trung gian trao đổi cơ bản. Chúng không có bất kỳ tiện ích nào khác ngoài việc là một loại token dùng để thanh toán đơn giản. Do đó, các loại token này được chuyền tay (đổi chủ sở hữu) và được giao dịch một cách liên tục thường xuyên, cũng đồng nghĩa rằng chúng có tốc lực giao dịch rất cao. Ta có phương trình trao đổi giao dịch dựa trên mô hình kinh tế học của tiền tệ (Monetary Economics) được dùng để xác định giá cả cho giá trị của tiền tệ như sau (còn gọi là Lý Thuyết Số Lượng Tiền Tệ – Quantity Theory of Money).
V x M = P x Q
- Velocity là số lần sử dụng 1 tính năng của sản phẩm/dịch vụ trong 1 năm, cũng tương ứng với số lần giao dịch của token trong 1 năm. Hay có thể hiểu Velocity là mức độ thường xuyên được chuyền tay (đổi chủ sở hữu) của token hay một loại tiền tệ từ người này sang người khác trong mạng lưới.
- Price là giá cả cho 1 tính năng của sản phẩm/dịch vụ được cung cấp tính bằng USD.
- Quantity là tổng số lượng token sử dụng trong 1 năm.
- Market Value (or Fundamental Value) là giá trị thị trường thực của toàn bộ dự án tính bằng USD.
Market Value (giá trị thị trường) của token được xác định bởi cung và cầu trong thị trường giao dịch Crypto (các sàn giao dịch), nó là giá trị thực nghiệm tại chính sàn giao dịch mà nó được trao đổi, giá trị thị trường thường xuyên biến động theo ngày.
Fundamental Value (giá trị thực cơ bản) của token là kết quả được từ việc sử dụng token bên trong hệ sinh thái của nó, giá trị thực cơ bản của token được gắn liền với những gì mà nó được sử dụng và gắn với token workflow.
Nếu không có mặt của yếu tố đầu cơ (speculation), token được mua trên sàn giao dịch và sau đó đem vào sử dụng bên trong hệ sinh thái của token thì trong trường hợp này Market Value = Fundamental Value. Chúng ta nên nhớ, về tương đối mặc dù mức độ sử dụng của một token tỉ lệ thuận với tốc lực giao dịch của token đó, tuy nhiên mức độ sử dụng của một token sẽ có tác dụng làm chậm lại tốc lực giao dịch và giúp cho giá của token đó ổn định hơn, làm cho giá trị thực của token đó được nâng cao hơn do nó tạo nên giá trị nội tại cho token. Chúng ta cùng xem xét công thức sau:
1/Velocity (V) = Holding Time (HT)
Biểu thức trên cho chúng ta thấy tốc lực giao dịch của một token tỉ lệ nghịch với thời gian nắm giữ (holding time) token đó. Giả sử trong một năm nếu tốc lực giao dịch token (velocity) là 2 lần thì thời gian nắm giữ token (holding time) trung bình sẽ là ½ = 0.5 năm = 6 tháng.
Vì V x M = Q x P nên ta có 1/HT x M = Q x P => M = Q x P x HT. Từ đây chúng ta có thể thấy giá trị thị trường của một token (M) tỉ lệ thuận với thời gian nắm giữa token đó (holding time).
Như chúng ta đã biết, token của một dự án chỉ có thể được mua bởi 2 nhóm đối tượng chính là
- Nhà đầu tư (investors): mục đích mua token của nhóm người này là họ kỳ vọng giá token sẽ tăng cao và họ có cơ hội bán ra thị trường giao dịch (token không đi vào bên trong hệ sinh thái của chúng) để thu về 1 khoản lợi nhuận mong muốn, việc này tạo ra giá trị đầu cơ của token.
- Người dùng (users): mục đích mua token của nhóm người này là họ thực sự có nhu cầu để sử dụng một tính năng của sản phẩm/dịch vụ mà nền tảng của token đó cung cấp (token sẽ được luân chuyển bên trong hệ sinh thái của chúng) và tạo ra giá trị nội tại cho token.
Các dự án thực sự tâm huyết và nghiêm túc thực hiện ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ của mình trong lĩnh vực này sẽ luôn mong muốn phát triển giá trị nội tại cho token của mình nhằm tạo ra giá trị bền vững lâu dài cho hệ thống mà họ tạo lập. Họ thường có một số các lựa chọn sau đây nhằm giảm bớt yếu tố tốc lực trao đổi (mục đích là tạo động lực cho người dùng nắm giữ token để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ứng dụng, hạn chế lượng cung token ra thị trường giao dịch).
- Mô hình chia sẻ lợi nhuận (profit-share model): người dùng của một mạng cụ thể có thể được trả thưởng bằng đồng token gốc (native token) của hệ thống cho các hoạt động đóng góp vận hành mạng. Bởi vì các token gốc được trả thưởng này được tạo ra từ lợi nhuận phát sinh, nên nếu giá trị của đồng token thấp thì đồng nghĩa với lợi nhuận kiếm được cùa người dùng thấp và ngược lại.
- Sử dụng cơ chế staking (Proof-of-Stake protocol): như chúng ta đã biết, cơ chế staking bắt buộc người dùng phải khóa lại một số lượng token nhất định trên hệ thống để dành được quyền quản trị trong hệ sinh thái. Khi có một số lượng lớn token bị giam lại, chúng sẽ không thể được giao dịch trên thị trường và điều này làm giảm tốc lực trao đổi của token đó.
- Đốt token (token burning): phương pháp này cũng làm giảm vĩnh viễn một số lượng token đang tồn tại, do đó khiến cho những người đang nắm giữ token (holder) suy xét kĩ hơn khi chi tiêu chúng vào những mục đích phù phiếm và cũng làm giảm tốc lực trao đổi của token.
- Trò chơi hóa các hoạt động trong hệ thống (gamification): phương pháp này khuyến khích người dùng nắm giữ token của mình nhằm hưởng được các đặc quyền khác nhau trong mạng lưới. Ví dụ như trong các ứng dụng phi tập trung về mạng xã hội, một người dùng có thể tip cho người tạo nội dung bằng những đồng token gốc của hệ thống, những người sáng tạo nội dung sau đó có quyền bán những đồng token đó đi hoặc tiếp tục nắm giữ chúng. Việc nắm giữ token sẽ cải thiện xếp hạng đánh giá của nội dung mà họ đã sáng tạo ra, giúp người sáng tạo nội dung dễ dàng được cộng đồng người xem tìm thấy và tiếp cận hơn.
- Kho lưu trữ giá trị (store of value): điều này là cực kỳ khó và hiếm hoi đối với một đồng token. Chỉ những đồng token có các yếu tố cơ bản về tính chất tiền tệ được thiết kế một cách mạnh mẽ hoặc được thừa nhận theo thời gian mới có thể trở thành một kho lưu trữ giá trị thực sự. Điển hình là đồng Bitcoin đã trở thành một đồng token lưu trữ giá trị được đánh giá cao theo thời gian. Tiếp sau đó là các đồng stablecoin. Tóm lại, những đồng token có khả năng lưu trữ giá trị được cộng đồng thừa nhận sẽ tạo động lực cho người dùng nắm giữ chúng thay vì bán đi.
Ta cũng có công thức để đánh giá tổng quan cho mô hình tokenomics của một token như sau:
R = TV/ TMC = TV/(TS x P)
- R là tỉ lệ giữa khối lượng giao dịch hàng năm so với tổng giá trị vốn hóa thị trường của một loại token.
- TS (Total Circulating Supply): là tổng số lượng token đang lưu thông trong thị trường.
- P (Price): giá hiện tại của một token tính theo USD.
- TMC (Token Market Cap) = (TS x P): là tổng giá trị vốn hóa thị trường của token.
- TV (Transaction Volume): khối lượng giao dịch của một đồng token trên thị trường (tổng các sàn giao dịch) mỗi năm tính theo USD.
R1 = R/TT
R2 = R/HT
- TT (Transaction Time): thời gian giao dịch – thời gian cần thiết để hoàn thành một giao dịch.
- HT (Holding Time): thời gian nắm giữ token trong hệ sinh thái – thời gian trung bình mà một người dùng nắm giữ token.
Giá trị của R càng thấp thì càng tốt. Giả sử một hệ thống token có doanh thu trung bình hàng năm, tức khối lượng giao dịch (TV), là 100 triệu USD và có giá trị vốn hóa của token (TMC) là 1 tỷ USD, thì R lúc này có giá trị là (100 triệu/1 tỷ) = 0.1. Nếu kết hợp với nhiều yếu tố khác để chúng ta đánh giá rằng đồng token này với R = 0.1 là một giá trị đang rất thấp thì đồng nghĩa với việc đang có một áp lực tăng giá trong giá trị của đồng token. Giá của đồng token càng cao thì giá trị R của nó càng nhỏ.
Tương tự R, giá trị của R1 và R2 càng thấp thì càng tốt. Thời gian giao dịch (TT) càng tối ưu và thời gian nắm giữ (HT) càng cao thì càng tốt để cho giá của token sẽ có áp lực tăng lên trong giá trị. Giá trị thấp hơn của R1 và R2 cũng làm giá trị của R thấp hơn và điều này dẫn đến việc tăng giá của đồng token.
Giá trị của HT (Holding Time) càng cào thì càng tốt. Nếu một token có mức độ được thanh khoản ra tiền mặt ngay khi một người vừa sở hữu nó trong tay thì sẽ dễ dàng dẫn đến một sự sụp đổ giá trị nhanh chóng của token. Việc xác định được loại người tham gia nào trong hệ thống có khả năng cao nhất thực hiện hành vi này sẽ giúp cho dự án tìm cách để xây dựng nhiều tiện ích hơn nhắm đến nhóm đối tượng này nhằm khuyến khích thời gian nắm giữ token của họ được kéo dài ra và chúng ta với tư cách là nhà đầu tư sẽ đánh giá được “sức khỏe” mà một mô hình tokenomics của token có được.
Lời Tạm Kết
Nhìn chung tokenomics là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong việc giúp chúng ta và những nhà đầu tư khác đánh giá được phần nào chất lượng của một dự án blockchain có sử dụng token trong vận hành hệ thống. Tokenomics không phải là một mô hình cố định với chỉ các yếu tố đã được giới thiệu trong series (3 phần) của chuyên đề này, nó là một khái niệm với nhiều yếu tố mở, tuy nhiên series này đã cố gắng cung cấp cho các bạn những gì tổng quan và cơ bản nhất để chúng ta có thể có những cái nhìn khái quát hơn khi tiếp cận với bất kỳ một dự án blockchain nào trong thị trường. Cùng với sự sáng tạo và phát triển không ngừng từ đội ngũ sáng lập của các dự án blockchain, trong tương lai chúng ta có thể sẽ thấy thêm nhiều cách thức hiệu quả và sáng tạo khác để nâng tầm cho các mô hình tokenomics của một dự án. Đưa các sản phẩm có ứng dụng thực tế trên các nền tảng blockchain đến gần hơn với cuộc sống của người dùng và hướng đến giai đoạn đa thích ứng (mass adoption) của Blockchain Trong Kỷ Nguyên Phi Tập Trung!